Thành phần nhạc cụ Hòa tấu dương cầm

Dương cầm

Đại dương cầm hay dương cầm nằm (ảnh trái) và tiểu dương cầm hay dương cầm đứng (ảnh phải).

Loại dương cầm sử dụng trong thể loại này thường là đại dương cầm (grand piano), rất ít khi là dương cầm đứng (upright piano) tuy nhỏ gọn nhưng khả năng biểu hiện kém hơn. Nói chung, mỗi nhạc phẩm thuộc thể loại này chỉ cần một dương cầm. Tuy nhiên, cũng có nhạc phẩm cho hai dương cầm song tấu cùng dàn nhạc (xem https://www.youtube.com/watch?v=2-VSj7bSsfo); trường hợp này gọi là hòa tấu hai dương cầm (piano duo concerto).

Nhạc cụ khác

Các nhạc cụ khác thường bao gồm các nhạc cụ như của một dàn nhạc giao hưởng. Số loại và số lượng nhạc cụ do nhạc sĩ sáng tác hoặc nhạc trưởng quyết định, không có công thức cố định, nhưng nói chung gồm:

Sơ đồ bố trí chung

Sơ đồ bố trí có thể là: 1 = Nhạc trưởng. 2 = Vĩ cầm I. 3 = Vĩ cầm II. 4 = Viôla. 5 = Xenlô. 6 = Sáo. 7 = Ôboa. 8 = Clarinet. 9 = Phagôt. 10 = Co Pháp. 11 = trôngpet. 12 = Harpe (co thể không cần). 13 = Tuba. 14 = Trôngbôn. 15 = Sacxophon. 16 = Co Anh. 17 = Côngtrơbat.
  • Dương cầm thường được bố trí ở phía trước (gần khán giả nhất), cạnh đó hoặc phía sau là nhạc trưởng. Còn dàn nhạc tạo thành hình vòng cung như bố trí của dàn nhạc giao hưởng hiện đại.
  • Trong trường hợp nhạc trưởng đảm niệm thêm vai trò của nghệ sĩ dương cầm, thì dương cầm bố trí bên trái của khán giả, như Daniel Barenboim, Uchida Mitsuko, v.v. đã chỉ huy dàn nhạc từ chỗ ngồi trước bàn phím.
  • Khi nhạc phẩm cần có hai dương cầm (piano duo concerto), thì các dương cầm này thường đặt "đối đầu" nhau, ít khi đặt song song nhau vì chiếm quá nhiều diện tích sân khấu.

Kiểu bố trí này không phải là bắt buộc và nói chung phản ánh truyền thống biểu diễn từ thời kì chưa có thiết bị khuếch đại và truyền âm vô tuyến như ngày nay.